- Các đối tượng khai nhận, ngoài sản xuất bằng cao đẳng, đại
học giả, nhóm này còn sản xuất bằng thạc sĩ, tiến sĩ giả để bán cho khách ở khắp
các tỉnh thành Bắc – Trung – Nam với giá chỉ 9 triệu đồng/bằng.
Phòng cảnh sát hình sự, công an TP.HCM xác nhận vừa bắt giữ 13 đối tượng trong đường dây sản xuất bằng giả với quy mô cực lớn.
Trong số 13 đối tượng, hiện công an đang tạm giữ 9 đối tượng để điều tra, xử lý về hành vi “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; 4 đối tượng khác công an đang làm rõ, xử lý sau.
Theo hồ sơ điều tra, 19h đêm 12/1 trinh sát của ban chuyên án
phối hợp cùng với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an chia thành nhiều tổ bất ngờ
đột kích, khám xét nhiều địa điểm ở P.6, P.8 thuộc Q.Gò Vấp, TP.HCM và TP.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
13 đối tượng đã bị bắt giữ cùng với trăm bằng cấp, phôi bằng, bảng điểm…của hàng loạt trường ĐH, Cao đẳng trong cả nước và nhiều máy móc phục vụ công nghệ sản xuất bằng giả.
Cơ quan điều tra xác định, cầm đầu đường dây này là đối tượng Phạm Đăng Thành (tự Long chùa, SN 1990, quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.1).
Đầu năm 2014, khi mới hoạt động, Thành đăng thông tin tìm kiếm khách hàng trên trang facebook cá nhân. Khi khách có nhu cầu, mọi giao dịch tiến hành trên mạng Internet, thông qua tài khoản ngân hàng.
Nếu khách hàng ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM, đồng bọn như: Nguyễn Ngọc Thiệu (tự Ấn, SN 1995), Lê Văn Tượng (SN 1977), Nguyễn Hiệu (SN 1990, cùng quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.Gò Vấp) hẹn gặp ở quán cà phê để lấy thông tin, nhận tiền đặt cọc.
Giai đoạn từ tháng 8/2014 đến nay, đồng bọn của Thành như: Thiệu, Tượng, Hiệu…cũng đăng thông tin tìm kiếm khách hàng trên trang facebook.
Sau khi nhận thông tin của khách hàng, Thành và đồng bọn chuyển giao cho vợ chồng Chu Ngọc Trung (SN 1983) - Nguyễn Kiều Vang (SN 1986, cùng quê Đồng Nai) dùng máy móc tại nhà trên đường Bùi Hữu Nghĩa, P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa sản xuất ra bằng cấp giả. Vợ chồng Trung – Vang còn có đám tay chân chuyên nghiệp thường xuyên liên lạc, giao nhận hàng.
Được biết từ tháng 9/2014, Trung bị công an TP.Biên Hòa ra
quyết định khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra, xử lý về
hành vi “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Nhưng đối tượng này
vẫn ẩn náu tinh vi để hành nghề làm giả giấy tờ, bằng cấp…
Theo đó, bằng cấp giả mà vợ chồng Trung – Vang nhận làm cho Thành và đồng bọn chỉ với giá 2 – 4 triệu đồng. Nhưng Thành và đồng bọn bán cho khách có nhu cầu giá 5 – 9 triệu đồng/bằng, tùy từng loại bằng cấp.
Bằng cao đẳng, đại học giả được đường dây của Thành bán chừng 5 triệu đồng/bằng. Còn bằng thạc sĩ, tiến sĩ được làm giả, chúng bán 7 – 9 triệu đồng/bằng.
Các đối tượng khai nhận, gần 1 năm hoạt động chúng đã sản xuất, bán ra thị trường khoảng 500 – 600 bằng cấp các loại. Theo các đối tượng này thừa nhận, thì khách mua bằng để sử dụng ở khắp các tỉnh thành từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Hiện ban chuyên án đang mở rộng điều tra, truy bắt các đối tượng có liên quan.
Đàm Đệ
Phòng cảnh sát hình sự, công an TP.HCM xác nhận vừa bắt giữ 13 đối tượng trong đường dây sản xuất bằng giả với quy mô cực lớn.
Trong số 13 đối tượng, hiện công an đang tạm giữ 9 đối tượng để điều tra, xử lý về hành vi “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; 4 đối tượng khác công an đang làm rõ, xử lý sau.
Các đối tượng bị bắt giữ tại cơ quan công an |
13 đối tượng đã bị bắt giữ cùng với trăm bằng cấp, phôi bằng, bảng điểm…của hàng loạt trường ĐH, Cao đẳng trong cả nước và nhiều máy móc phục vụ công nghệ sản xuất bằng giả.
Cơ quan điều tra xác định, cầm đầu đường dây này là đối tượng Phạm Đăng Thành (tự Long chùa, SN 1990, quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.1).
Đầu năm 2014, khi mới hoạt động, Thành đăng thông tin tìm kiếm khách hàng trên trang facebook cá nhân. Khi khách có nhu cầu, mọi giao dịch tiến hành trên mạng Internet, thông qua tài khoản ngân hàng.
Nếu khách hàng ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM, đồng bọn như: Nguyễn Ngọc Thiệu (tự Ấn, SN 1995), Lê Văn Tượng (SN 1977), Nguyễn Hiệu (SN 1990, cùng quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.Gò Vấp) hẹn gặp ở quán cà phê để lấy thông tin, nhận tiền đặt cọc.
Giai đoạn từ tháng 8/2014 đến nay, đồng bọn của Thành như: Thiệu, Tượng, Hiệu…cũng đăng thông tin tìm kiếm khách hàng trên trang facebook.
Sau khi nhận thông tin của khách hàng, Thành và đồng bọn chuyển giao cho vợ chồng Chu Ngọc Trung (SN 1983) - Nguyễn Kiều Vang (SN 1986, cùng quê Đồng Nai) dùng máy móc tại nhà trên đường Bùi Hữu Nghĩa, P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa sản xuất ra bằng cấp giả. Vợ chồng Trung – Vang còn có đám tay chân chuyên nghiệp thường xuyên liên lạc, giao nhận hàng.
Bằng thạc sĩ giả |
Theo đó, bằng cấp giả mà vợ chồng Trung – Vang nhận làm cho Thành và đồng bọn chỉ với giá 2 – 4 triệu đồng. Nhưng Thành và đồng bọn bán cho khách có nhu cầu giá 5 – 9 triệu đồng/bằng, tùy từng loại bằng cấp.
Bằng cao đẳng, đại học giả được đường dây của Thành bán chừng 5 triệu đồng/bằng. Còn bằng thạc sĩ, tiến sĩ được làm giả, chúng bán 7 – 9 triệu đồng/bằng.
Các đối tượng khai nhận, gần 1 năm hoạt động chúng đã sản xuất, bán ra thị trường khoảng 500 – 600 bằng cấp các loại. Theo các đối tượng này thừa nhận, thì khách mua bằng để sử dụng ở khắp các tỉnh thành từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Hiện ban chuyên án đang mở rộng điều tra, truy bắt các đối tượng có liên quan.
Trung tá Nguyễn Thanh Huyền – Đội trưởng Đội 4, Phòng cảnh
sát Hình sự, Công an TP.HCM (là đơn vị chính trong ban chuyên án) cho biết:
Khách mua bằng cấp giả trong đường dây của đối tượng Phạm Đăng Thành rộng khắp
các tỉnh thành. Họ dùng để cung cấp cho nơi làm việc, nâng ngạch bậc lương… Cơ quan công an đề nghị những ai mua bằng cấp giả của đường dây nói trên thì hãy đến công an trình báo, giao nộp. Nếu không, cơ quan công an sẽ điều tra, xử lý theo các quy định pháp luật. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét