Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Học Sinh Lớp 10 VN: 10% Đã Có Sex


Học Sinh Lớp 10 VN: 10% Đã Có Sex 


               Lớp 12 VN: 39% Từng Trải Sex

HANOI-- Xã hội Việt Nam không giống như một thời trong ký ức của bạn...

Các học sinh trung học Việt Nam bảo đảm là không hề giống một thời quá khứ của bạn... Mọi chuyện kỳ lạ vô cùng tận...

Bản tin VOV ghi nhận về tình hình quan hệ tình dục (QHTD): Đến hết lớp 9, khoảng 10% học sinh đã từng QHTD, hết lớp 12 thì con số này là 39%, 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từ 3 người trở lên.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Vì sao Việt Nam không có một triết lý giáo dục?

Vì sao Việt Nam không có một triết lý giáo dục?


Trúc Giang MN
 
1* Mở bài
Ngày 5-9-2017, các trường học trên cả  nước đồng loạt khai giảng năm học mới 2017-2018 với 22 triệu học sinh và sinh viên. Nhiều vấn đề mới được nêu ra như cải cách sách giáo khoa, đưa chương trình nhân quyền vào dạy từ lớp mẫu giáo dến đại học.
Nhưng thật ra, cho đến nay Việt Nam vẫn không có một triết lý giáo dục. Vậy triết lý giáo dục là gì? Và vì sao mà Việt Nam không có triết lý giáo dục?
2* Triết lý giáo dục là gì?

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Đốt Sách Thời Nguyễn Phú Trọng

Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Người Việt

Đốt Sách Thời Nguyễn Phú Trọng


Khi nói đến Đốt Sách, người Á Đông nghĩ ngay tới Tần Thủy Hoàng. Nhưng nếu so sánh với đảng Cộng Sản Việt Nam thì Tần Thủy Hoàng chỉ đáng gọi là một anh “ăn cắp vặt,” Cộng Sản mới là một đảng cướp lớn. Bây giờ, sau khi nhiễm được những thói quen văn hóa của người dân đã sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Việt Cộng không còn đốt sách nữa. Nhưng thói quen trộm cướp không dễ gì xóa bỏ được. Các “đỉnh cao trí tuệ” đã sáng tạo ra phương pháp đốt sách mới: Không đốt cả cuốn sách! Đốt từng chút một! Đốt từng chữ, từng dòng; nếu sơ ý sẽ không ai nhìn thấy chúng nó đang đốt sách!

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

'Loạn thánh, loạn thần' ở VN tới mức nào?

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Thói quen xấu tiêm nhiễm vào huyết quản rồi

Hiển thị 01- Biển cảnh báo người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật bằng tiếng Việt không hiếm….jpg      Hiển thị 02- Bức ảnh cảnh báo không được lấy ô và giầy của người khác.jpg
Văn Quang – Viết Từ Sài Gòn 
Trong tuần này, hầu hết các báo ở VN và các trang mạng trên khắp các diễn đàn trong và ngoài nước đều sôi sục vì những bản tin mới nhất về chuyện du học sinh VN tại Nhật ăn cắp vặt và ăn cắp có tổ chức. Nỗi nhục không phải chỉ có người VN ở trong nước gánh chịu mà tất cả người VN có mặt trên khắp hành tinh đều cảm thấy nhục khi “phải là người Việt Nam”. Trước hết tôi thấy cần phải xác định ngay rằng, từ trước những năm 1975, du học sinh VN rất nhiều, nhưng chưa hề mang tai tiếng nào về những vụ ăn cắp như thế này. Họ chỉ mang vẻ vang về cho đất nước.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Lại phải bàn về những hình ảnh xấu của giáo dục CS



Học sinh chào mừng ngày 8/3 dưới mưa rét

(PLO) - Mới đây, dư luận lại xôn xao trước câu chuyện hàng trăm học sinh Trường Tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội đồng ca hát theo ca khúc “Chắc ai đó sẽ về” giữa sân trường. Và nữa, một bức ảnh chụp cảnh hàng trăm học sinh nữ dầm mình trong mưa để kỷ niệm ngày 8/3 khiến nhiều người không khỏi xót xa...

Rầu lòng hậu 8/3

Đoạn clip cho thấy một cô gái trẻ đang đứng trước hàng nghìn học sinh hát bài “Chắc ai đó sẽ về” của chàng ca sỹ Sơn Tùng M-TP. Cô gái trẻ hát tới đâu là hàng trăm em học sinh tiểu học của trường đều hát theo đầy hào hứng.

Cô Phi Thị Thanh Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) xác nhận, đây là đoạn clip được ghi lại buổi tập văn nghệ tại trường. Cô Hương cũng cho biết, bài hát này do học sinh cũ tặng thầy cô và học sinh của trường nhân dịp 8/3 khi về tặng hoa và thăm trường xưa.
Các em muốn tặng thầy cô, học sinh trong trường bài hát và đã bật nhạc bài “Chắc ai đó sẽ về”.

Lúc bài hát vang lên, thầy cô có mặt tại trường đều bất ngờ. Tuy nhiên, không thể ngắt nhạc luôn được nên phải đợi một lúc sau cô phụ trách mới chuyển qua bài hát khác.

Cô Thanh Hương cũng thẳng thắn chia sẻ rằng: “Những ca từ của bài hát đó hoàn toàn không phù hợp với học sinh tiểu học. Chính tôi cũng bất ngờ và không thể tưởng tượng được học sinh của mình lại hào hứng và thuộc lời bài hát này như thế”.

Cô Hương cũng thừa nhận đây là sơ suất từ phía nhà trường. Có lẽ vì là học sinh cấp 3 nên các em thích những bài hát như thế và cũng không nghĩ đứng hát trước học sinh tiểu học sẽ gây phản tác dụng...

Một hình ảnh khác cũng trong ngày lễ kỷ niệm 8/3, trên trang cá nhân của giáo viên Trịnh Thu Tuyết (Trường Chuyên Chu Văn An, Hà Nội) đã đăng tải bức ảnh hàng trăm học sinh che ô hoặc mặc áo mưa ngồi giữa sân trường để kỷ niệm ngày 8/3.

Bức ảnh cho thấy thời tiết mù mịt, sân trường loáng nước mưa, còn hàng trăm học sinh co ro trong giá lạnh. Cô xót xa nhận xét: “Tinh thần 8/3 đẫm nước mưa. Trời cũng xót thương cho những “dẻ sườn”. Chắc đây là một trường phổ thông ở Thái Bình kỷ niệm 8/3. Xin phép được chia sẻ”.

Một số độc giả cho biết, theo status gốc, đây là bức ảnh của một nam sinh không được dự lễ kỷ niệm này đã tải lên. Cùng với đó, nhiều độc giả tỏ ra phẫn nộ khi nhìn thấy cảnh này. Hiện chưa có thông tin phản hồi từ ngôi trường này nhưng trên cộng đồng mạng, nhiều người đã chia sẻ bức ảnh với các lời bình luận không tán thành hành động đó.

Kết quả hình ảnh cho Hàng trăm học sinh tiểu học thuộc làu ca khúc “hit” của Sơn Tùng M-TP
Hàng trăm học sinh tiểu học thuộc làu ca khúc “hit” của Sơn Tùng M-TP

Nghỉ học: phải chọn nộp tiền hay chịu roi?

Cũng trong những ngày vừa qua, tại Bình Dương, nhiều học sinh, phụ huynh phản ánh về trường hợp 2 thầy giáo đưa ra mức phạt nếu nghỉ học thì bị phạt tiền. Đó là hình thức phạt học sinh của hai thầy giáo dạy Toán: thầy Trần Văn Thiện, chủ nhiệm lớp 12A8 và thầy Vũ Văn Hiến, chủ nhiệm lớp 12A1, Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở - Trung học phổ thông (TH - THCS - THPT) Ngô Thời Nhiệm, thành phố Mới, tỉnh Bình Dương.

Theo phản ánh của nhiều học sinh và phụ huynh lớp 12A1 và 12A8, thầy Thiện và thầy Hiến đã đưa ra mức hình phạt đối với học sinh nghỉ học trong giờ phụ đạo (từ 16 giờ 45 phút đến 18 giờ 45 phút) là phạt tiền 100 ngàn đồng, số tiền này được dùng để nuôi heo đất dành cho liên hoan cuối năm. Nếu học sinh nào không có tiền đóng phạt thì thay bằng... đánh đòn.

Theo lý giải của các thầy, dù thừa nhận hình thức kỷ luật này là sai, tuy nhiên, mục đích cũng là muốn răn đe các em học sinh, giúp các em chú tâm học tập để có kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Còn về số tiền, chúng tôi dùng để nuôi heo đất, làm phần thưởng và liên hoan cho chính các em học sinh.

Sự việc lần này khiến nhiều người nhớ đến trường hợp học sinh bị đuổi ra khỏi phòng thi vì chưa đóng tiền học thêm xảy ra tại Đắk Lắk. Sự việc diễn ra tại Trường THPT Phan Đình Phùng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk).

Trong ngày kiểm tra cuối kỳ môn Văn sáng 5/5/2014, khoảng 50 học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng đã không được làm bài kiểm tra. Chỉ riêng tại lớp 10A2 có 5 học sinh không được dự thi. Thậm chí, nhiều em phải gọi điện cầu cứu bố mẹ đến nộp tiền mới được nhà trường cho vào thi.

Và những điều… bó tay

Trở lại câu chuyện về clip học sinh Trường Tiểu học Đông Thái hát theo bản hit “Chắc ai đó sẽ về”, ngay khi clip được đưa lên mạng, có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó đặc biệt đề cập đến trách nhiệm của nhà trường khi để một bài hát không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học vang lên trong trường.

Người xem vội đổ hoàn toàn trách nhiệm cho nhà trường. Dù đây là sơ suất từ phía nhà trường. Đành rằng, trong clip, không chỉ một, hai mà là hàng trăm học sinh tiểu học đều thuộc làu giai điệu và ca từ bài hát này.

Trước câu chuyện này, ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em bày tỏ: Rất khó để đưa ra lời nhận xét về vấn đề này. Vì sự truyền bá trên mạng, quản lý của ngành Văn hóa gần như “bất lực”. Những bài hát như thế lại được hát rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà truyền thông của ta lại không phân định cụ thể dành cho lứa tuổi nào. Các em thấy cái gì đang rộ lên thì theo, vì các em chưa nhận biết được đâu là cái hay, đâu là cái không hay nên tránh.

Ông An cho rằng, việc giáo dục từ gia đình là rất quan trọng. Nhưng hiện nay, guồng máy kiếm sống đã khiến nhiều gia đình phó mặc sự giáo dục ấy cho nhà trường và xã hội. Nhà trường thì các chương trình về văn, thể, mỹ, đạo đức, kĩ năng sống, cũng như cách lựa chọn để giúp các em tiếp cận trong cuộc sống rất ít và thiếu, trong khi đó, chương trình học lại nặng.

Hơn nữa, các quy định trong văn bản pháp luật đặc biệt là Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em cần được cụ thể, vì luật pháp mới là cái gốc để từ đó chấn chỉnh lại con người đi theo đúng hướng. Điều ấy cũng giúp các em lựa chọn được những gì phù hợp với lứa tuổi và thuần phong mỹ tục.

Và câu chuyện học sinh ngồi dưới mưa ở sân trường để chúc mừng cô ngày 8/3 cũng như việc nộp tiền phạt vì nghỉ học đều thể hiện sự máy móc, hình thức và phản cảm trong nhà trường. Có nhất thiết phải ngồi dưới mưa như vậy thay bằng những lời chúc mừng ấm áp ngay trong lớp học?

Hay những câu chuyện giản dị, những kỉ niệm của cô với học trò cũ được kể lại với học trò của mình cũng đã là những điều rất ấm áp và cảm động. Những điều đẹp đẽ sẽ đi vào tâm hồn trẻ suốt chiều dài năm tháng từ những điều rất nhỏ hàng ngày.

Ở câu chuyện kỉ luật bằng tiền, các chuyên gia tâm lý cho rằng các em vẫn đang ở độ tuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý, hoàn thiện về nhân cách sống. Nhà trường không thể dùng hình thức kỷ luật ấy để… răn đe các em. Nếu không hiểu rõ ràng, nhiều em sẽ sinh buồn bực, dễ bất mãn với cách hành xử của nhà trường.

Hơn nữa, phụ huynh gửi con em đến trường để được giáo dục, được nuôi dưỡng tâm hồn… Nếu nhà trường ra quyết định đình chỉ học như vậy, phụ huynh học sinh sẽ không tin cậy cách giáo dục của nhà trường. Nhà trường nên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em trước khi ra một quyết định kỷ luật nào đó. Qua vụ việc này, chúng ta cũng cần xem lại cách ứng xử của nhà trường mà đại diện là những thầy cô - người trực tiếp hướng dẫn, giáo dục tâm sinh lý các em.

Theo Thạc sỹ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, có thể thấy rất rõ nhà trường, hiệu trưởng đang sử dụng một cách làm sai. Vì bất lực, vì không còn phương pháp giáo dục nào cả nên đành lấy cái quyền, mà lại là quyền không được quy định để trấn áp học sinh, để buộc học sinh phải thực hiện theo đúng ý của thầy cô, để làm được một công việc mà em học sinh đó có quyền từ chối.

Hình như những người làm công tác giáo dục chưa kịp đổi mới tư duy trong vấn đề giáo dục nhân cách sống cho học sinh; vẫn tự cho mình những cái quyền “không hợp pháp” để khống chế, để ép buộc các em thay vì tìm cách làm hợp lý để thuyết phục các em thực hiện các yêu cầu một cách tự giác. Phải chăng cần đặt ra vấn đề này ngay từ bây giờ đối với công tác đào tạo giáo viên, dù muộn còn hơn không.

Có thể nói, từ lâu, câu chuyện dạy chữ và dạy người đã khập khiễng vì quá tải. Bởi không ít người thầy không đủ kiến thức, sự kiên nhẫn, tình yêu và sự đam mê với nghề. Bởi căn bệnh hình thức trong giáo dục đã vô hình chung dẫn tới sự lệch lạc trong tâm hồn những đứa trẻ và những hệ luỵ lâu dài là điều khó tránh khỏi…
Khánh Linh


"Cải Quí" giữa sân trường!

Written By Trung Lập on Thứ Tư, ngày 11 tháng 3 năm 2015 | 11.3.15

Áo dài trắng. Tóc buông xòa. Tay cắp cặp. Dáng uyển chuyển. Mắt mơ màng. Cười duyên dáng... Đó là những nét đẹp nữ sinh. Trên những con đường hàng ngày học sinh đến trường, ta thường thấy những nữ sinh duyên dáng như thế. Nét đẹp nữ sinh có gì thanh khiết, tinh khôi, vừa trẻ trung vừa nhuần nhị trong mỗi dáng đi, ánh nhìn, nụ cười và sự vô tư. Tôi đã đọc một bài thơ viết về áo trắng nữ sinh: Anh muốn gửi tình anh vào nắng / Ấm áp thân thương áo trắng sân trường / Em duyên dáng tuổi xuân thì vừa chớm / Cho lòng anh rạo rực nhớ thương…Đúng thế! Tuổi thanh xuân thật đẹp, trong trắng, như màu áo trắng tinh khôi… 



Trông các nữ sinh đẹp xinh, dễ thương là thế. Vậy mà ông bạn cùng phố với tôi nói: “Chúng nó vào sân trường trồng 'cải quý' đấy! Dạo này, thấy sân trường cạnh nhà tôi trồng nhiều 'cải quý”.
Tôi vặn lại: “ Ông nói thế nào ấy chứ. Sân trường là để học sinh vui chơi, làm gì có chuyện trồng cải. Hơn nữa, ông đừng có mà lừa tôi đấy nhé! Đang giữa mùa khô nắng gắt, thiếu nước, ai đi trồng cải vào mùa này?         
 Ông bạn cứ khăng khăng:
- Thì có mà. Có thì tôi mới nói.
- Xạo hoài – tôi cự lại - tôi không giỡn với ông, sao ông giỡn với tôi?
Ông bạn xịch cái ghế đến ngồi cạnh tôi:
- Không hiểu à? Tiếng Việt kém thế. “Cải quý” nói lái theo kiểu Nam bộ là “quỷ cái” đấy! Ông không biết thì tôi nói cho nghe. Nhà tôi đây gần trường, tôi biết hết. Nữ sinh mặc áo dài trắng yểu điệu, thướt tha, mơn mởn vậy, ông tưởng là đáng yêu à? Tưởng là đẹp à? Ông bạn vô tư thật như đếm ạ! 
Câu hát ngày trước rất hay và trữ tình: “Áo bay sân trường tựa cánh chim câu”.Nhưng nay “cải cách” ròi, phải hát là “Áo tung sân trường như cánh diều hâu”, mới là phản ánh trung thực cuộc sống.
- Thì sao?
- Lại chậm hiểu rồi. Chúng nó thời nay sống lạ lắm, học không lo học, đến trường là đánh nhau, hò hét ầm xì, rồi quay vidiôclip, rồi mở laptop, đưa vào máy tính phóng lên, xúm lại xem, cười nói vỗ tay loạn xì ngầu. Đánh nhau, đánh nhau suốt. mặc áo dài trắng mà cũng đá nhau, giằng xé nhau, có đứa cao hứng nổi máu tam bành còn cao hứng nhảy cẫng lên như là thế võ đá song phi trên phim võ lâm của Tàu.
    Đến lúc này tôi mới hiểu. Thì ra là “bạo lực học đường”. Nhưng lạ thật. Lâu nay tôi chỉ “mục sở thị” chuyện học sinh nam đánh nhau. Nam tính mà, khí dương, nóng, lại nghịch ngợm, háo thắng, cậy khỏe, cậy “võ vẽ nam nhi”, đánh lộn là chuyện không lạ gì. Còn như nữ sinh, người ta thường nói thân gái “ liễu yếu đào tơ” sao lại có chuyện bạo lưc dữ dằn như vậy? Loạn rồi, ngược đời rồi. Thế thì đúng là cái thứ “cải quỷ cái rồi còn gì?...
Tôi ôm theo nỗi day dứt về nhà. Lạ thật, chẳng lẽ đây là thứ “mốt”, là một lối sống cho là bình thường của giới trẻ đương thời chăng?         
Quá 7 giờ tối, mở TV xem thời sự. Nghĩ chắc lúc đó có ai nhìn sẽ thấy tôi có bộ mặt kỳ quặc lắm:
 Mắt tròn xoe, miệng há hốc. Ông VTV đưa tin kèm đoạn vidiô clip vụ việc mới xảy ra đầu tháng 3-2015:

Image removed by sender.
Ngày … một clip được tung lên làm xôn xao cư dân mạng với hơn 500.000 phản hồi. Nhân vật chính là bốn nữ sinh đang theo học tại lớp 11A7 và 11A5 của trường THPT Phố Mới (Quế Võ, Bắc Ninh) vừa đánh đập vừa dùng dao lam rạch áo một thiếu nữ. Đáng chú ý, trong số này có một nữ sinh vừa bị đình chỉ học trước đó vì liên quan tới một vụ đánh nhau với nhóm nữ sinh khác. Điều kỳ lạ là dường như các cô bé lại rất lấy làm thích thú khi thực hiện những hành vi bạo lực và được ghi hình như thế. 
Vài hôm sau, cũng xem TV, tôi lại thêm tá hỏa: Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu (15 tuổi, học sinh lớp 10A7 trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, huyện Châu Thành) về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Trong giờ ra chơi buổi sáng, Thu và Lê Thị Thu Thảo (lớp 10A3) có lời qua tiếng lại. Thu dùng dao đâm hai nhát làm Thảo chết trên đường đi cấp cứu do đứt động mạch đùi. Hành động của Thu có là bột phát không khi cô bé mang sẵn con dao theo mình đến lớp?
Bạo lực học đường đã trở thành ”hội chứng” đáng báo động. Bạo lực học đườngđược nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng tùy tiện, bày bán vô tư mà không ai quản lý. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như những vụ tấn công thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường. Tại Việt Nam, gần đây cũng xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như một thứ dịch hại có sức phát tán. Kể cả nữ sinh cũng hung hăng và ham hố với tệ nạn bạo lực học đường. Điều này đã làm mất đi cái nền nếp của nhà trường, nơi trồng người, giáo dục, đào luyện con người cho tương lai. Thật đáng lo cho tương lai khi có một thế hệ sính bạo lực đến mức như thế. Nhà trường và phụ huynh học sinh vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình trạng đáng báo động này. Nhiều phụ huynh học sinh phải gắng nhịn vì không muốn con mình bị trả thù, có một số học sinh cũng không dám kể với ai khi bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường cũng không thể làm gì được. Thầy, cô giáo sợ đụng đến chúng nó, chúng nó đánh mình trước. Mất mặt, thiệt thân, không khéo phụ huynh lại kéo đến gây sự thêm phiền. Tốt nhất, thấy học sinh đánh nhau cứ tảng lờ như không có chuyện gì.

Image removed by sender.

Xưa nay, nữ sinh vốn được coi là hình ảnh đẹp, trắng trong, “áo trắng sân trường như hoa xuống phố”, thì nay đã đổi khác. Vẻ đẹp nữ tính của tuổi hoa đang bị bào mòn để nhường chỗ cho thói côn đồ thô bạo. Điều đáng lo ngại là hầu hết các vidiôclip bạo hành được tung lên mạng lại do nữ sinh gây ra. Phải chăng đấy là ý muốn thể hiện mình của các cô gái vừa chớm xuân thì? Có thể gọi là “quỷ cái” như ông bạn tôi ở gần trường học cũng không ngoa ngoắt gì. Nữ sinh đánh nhau, nữ sinh mà cũng bạo lực, đúng là thứ  “quỷ cái” rồi. Những pha đấm đá, đâm chém bạn đồng môn chẳng khác gì những cảnh nóng trên phim hành động, trong các trò chơi bạo lực. Không chỉ dừng lại ở hành vi đánh đập, gây thương tích, thậm chí chết người, họ còn cố ý quay vidiôclip tung lên mạng, xem như một việc làm bình thường, như một yêng hùng đương đại, một chiến công đáng khích lệ (!?). Nữ sinh mặc áo dài trắng trông đi ngoài đường, đi xe đạp, xe máy duyên dáng "bắt mắt", dễ thương, nhưng gặp những cảnh này, kể cả xem vidiôclíp thì quả là "không thể ai thương". Cái thân "liễu yếu đào tơ" mà cũng "xòe cánh diều hâu trắng" thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì khác nào du côn, giang hồ. Gọi là quỷ cái có khi còn là nhẹ. Nhà giáo Bùi Công Thuấn ở thị xã Long Khảnh, tỉnh Đồng Nai, đã lâu năm đứng lớp nói: "Hay nhà trường đang bị thống trị bởi quy luật kinh tế thị trường? đó là tiền và những thủ đoạn lọc lừa? Giáo dục đã trở thành thành thị trường béo bở cho các ông lớn. Nhà trường không dạy các em những phẩm chất nhân bản, không dạy cái đẹp, không dạy lòng nhân ái, không dạy ý thức nhân phẩm và ý thức về tha nhân, không dạy lối sống tình nghĩa Việt Nam mà thay vào đó là chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, thực dụng". Đúng thế, phim ảnh, game chỉ là tác động, chưa phải tác nhân. Tác nhân trước hết là chính bản thân những HS đó không được rèn dạy đúng cách từ nhỏ, sinh tự do quá trơn, sống quá buông thả, hư hỏng, thực dung và cá nhân chủ nghĩa đến mức cạn khô lòng nhân. Còn tác nhân nữa rât quan trọng là do gia đình và nhà trương. Gia đình biết cách dạy và dạy nghiêm khắc từ tuổi nhỏ, nhà trường và xã hội sẽ được nhẹ gánh. Gia đình biết cách dạy bảo, khuyên răn, hướng dẫn con cái "làm việc tốt, nói lòi hay", và chỉ cho phép con cái "ăn" những món ăn tinh thần lánh mạnh, cấm chỉ không cho xem nhiều phim bạo lực, phim kiếm hiệp, kích động, phim kích dục..., không cho nghe nhạc, chơi game phản tác dụng, thì những tác động đó cũng không gây hại đến mức như vậy. Dường như đó đang là “lối sống thời thượng” của giới trẻ trong nhà trường hiện nay?
Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP Hồ Chí Minh, nêu: Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các lĩnh vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị phần. Ngoài đường phố thì xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích, con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hành vi bạo lực khác, không riêng gì bạo lực học đường. Vấn đề đặt ra là tại sao các loại bạo lực này vẫn diễn ra hằng ngày ở xã hội ta đang sống, tại sao chúng ta không hạn chế được mà thực trạng đau lòng này đang có chiều hướng gia tăng.
  Khi bạo lực xảy ra trong nhà trường, đôi khi thầy cô cũng cảm thấy không an toàn khi phải giải quyết một vụ nào đó thì làm sao tình hình bạo lực học đường sáng sủa hơn được. Lên mạng, vào google chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm dòng chữ “clip nữ sinh bạo hành” là cho ra hàng trăm ngàn kết quả, một sự thật không thể tưởng tượng nổi. Tôi còn nhớ, trên VTV đã từng có cuộc mổ xẻ của các nhà tâm lý học về vấn đề này nhưng không hiểu tại sao ngành giáo dục vẫn chưa lên tiếng một cách mạnh mẽ và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả ? Chúng ta đang định hướng cho học sinh đi đến đâu trên con đường giáo dục đào tạo họ trở thành những công dân làm chủ đất nước, những con người Việt Nam XHCN ?!
Than ôi! Hỡi các nhà giáo THPT siêng năng và yêu lao động: Các ông có rảnh thì tính làm gì đi chứ? Ví dụ như đọc sách, lên mạng, xem TV, chới game, xem bóng đá, đi du ngoạn đâu đó, hay là đi uống cà phê nói chuyện tào lao tầm phào với nhau cho vui cũng được, nhưng đừng trồng hoặc bỏ mặc cho các thứ “cải quý” mọc như nấm trắng trong sân trường. Đành rằng nó vướng ở cái quy định do sáng kiến “cải cách giáo dục” thầy không được dạy nghiêm, không được phạt, càng không được đánh học trò để răn đe, cảnh cáo như trước đây. Nhưng học sinh là của các ông dạy, các ông quản, mà không kết hợp được “Tiên học lễ, hậu học văn”, nỡ để xảy ra chuyện đau lòng và đáng báo động vậy sao?
  Bạo lực học đường là hiện trang báo động sự xuống cấp của giáo dục đạo đức, lối sống, mối quan hệ cộng đồng, suy giảm sự lành mạnh của văn hóa xã hội. Tuổi trẻ thường hoạt động theo tính cách chưa định hình hoặc bốc đồng, thiếu cân nhắc suy nghhĩ chưa sâu, lứa tuổi thường có những hành vi bột phát. Người phải chịu trách nhiệm chính ở đây là cha mẹ học sinh. Gia đình là nơi biết rõ tính cách con em của mình. Gia đình buông lỏng, để con em sống như “ngựa hoang đồng cỏ” rất nguy hại. Nhà trường cũng có trách nhiêm không nhỏ, ngoài dạy chữ phải dạy cho HS sớm trưởng thành nên người. Chính quyền các địa phương, các đoàn thể quần chúng nơi HS cư trú, cũng như các cơ quan pháp luật cũng có trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này. Họ đã không xử lý triệt để và nghiêm minh các vụ việc tương tự để răn đe. Hệ thống pháp luật cùng những quy định “cải cách giáo dục” tưởng như văn minh, khoa học nhưng thực chất vẫn còn nhiều kẽ hở, bất cập, chồng chéo, khó áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Do những mặt còn thiếu đồng bộ đó, cho nên không thể hiện được tính xã hội hóa, chuẩn mực hóa và sức mạnh tổng hợp từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Phương châm, phương pháp  giáo dục theo truyền thống đã đúc kết "Tiên học lễ, hậu học văn" một cách thường xuyên, có kiểm tra đôn đốc, tích cực từ nhiều phía, bằng nhiều cách,  nghiêm minh trong xử lý thì có thể tin rằng hiện trạng này sẽ được ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những  nguy cơ lan rộng. Có như thế, ta mới có một thế hệ tương lai đầy tin cậy, gánh vác một cách vững vàng và hiệu quả sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng mạnh giàu, văn minh, tiến bộ.
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

"Tiết học" ngay giữa sân trường

21/01/2015 09:10 GMT+7
TT - Sáng thứ hai 19-1, tại sân Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã có một “tiết học” đặc biệt dưới hình thức một chương trình biểu diễn thời trang.

Chương trình có sự tham gia của gần 40 học sinh khối 11 trong vai trò “người mẫu” đồng thời cũng là “nhà thiết kế”, cùng lượng học sinh tham dự kỷ lục: gần 1.500 em thuộc các khối lớp. 
Đây là tiết học theo phương pháp tích hợp giữa bài Lịch sử địa phương (Ẩm thực và trang phục Sài Gòn xưa và nay) trong chương trình Lịch sử 11 với chủ đề sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp trong công tác chủ nhiệm tháng 1: “Thanh niên với bản sắc văn hóa dân tộc”.
Người “đứng lớp” tiết học thú vị đó là cô Nguyễn Thị Thanh Thi - giáo viên tổ sử kiêm khối trưởng khối chủ nhiệm của trường và cũng là “đạo diễn” của chương trình thời trang nói trên.
Tiết học thu hút sự chú ý và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ học sinh bởi hình thức dạy học mới mẻ, sinh động, độc đáo và truyền cảm.
Qua bàn tay khéo léo và sáng tạo của học sinh, lịch sử trang phục của người Sài Gòn nói riêng và người Nam bộ nói chung được giới thiệu khái quát, giúp học sinh hiểu và biết trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hơn.
Hiện nay trường học rất “chuộng” phương pháp dạy học như tích hợp, chuyên đề... bởi hiệu quả mà các phương pháp này đem lại.
Khi giáo viên “lấy học sinh làm trung tâm” thì các em không chỉ háo hức, thích thú với bài học mà còn tiếp thu bài hiệu quả hơn.
BÌNH NGUYÊN

Múa cột trong ngày khai giảng: Khiển trách trợ lý thanh niên 

08/09/2014 19:20

* Xuất hiện clip học sinh nhảy giống clip phản cảm

(TNO) Liên quan đến vụ việc múa cột trong ngày khai giảng xảy ra tại phân hiệu Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (thuộc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm, quận 3, TP.HCM) bị dư luận phê phán, phía nhà trường cho biết người chịu trách nhiệm chính là trợ lý thanh niên (ông M.).

Image removed by sender.  Những hình ảnh được cho phản cảm, dung tục
H
ình ảnh bị dư luận chỉ trích là phản cảm trong một clip ca nhạc được tung lên mạng


Image removed by sender. Clip được cho là bắt chước MV của Sĩ Thanh 2

Ảnh chụp từ clip học sinh bắt chước clip phản cảm (quay ở Trường THCS Nguyễn Huệ, quận 4, TP.HCM)
Chiền nay (8.9), phía nhà trường đã tổ chức cuộc họp hội đồng sư phạm và đưa ra hướng giải quyết: ông M. sẽ chịu hình thức xử lý kỷ luật ở mức khiển trách.

Ông Nguyễn Hữu Khánh, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm, cho biết: “Nhân vật chính đã nghỉ học nên nhà trường không đưa hình thức xử lý được”.
“Chúng tôi cũng đã gửi tường trình, báo cáo vụ việc với Sở GD-ĐT TP.HCM. Sắp tới, trường sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề về văn hóa biểu diễn đến các đoàn viên, học sinh của trường, nhằm tránh những tình trạng đáng tiếc vừa xảy ra”, ông Khánh cho biết thêm.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, vào ngày 6.9, một đoạn clip dài hơn 2 phút được tung lên mạng xã hội với màn múa cột trước mặt đông đảo học sinh ngay trong ngày khai trường 5.9. Clip này nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng mạng với nhiều ý kiến phê phán “vũ điệu” này không nên xuất hiện tại một buổi lễ trang trọng như lễ khai giảng.
Xuất hiện thêm clip bắt chước clip phản cảm trong ngày khai giảng
Ngoài đoạn clip ở trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, trên mạng xã hội cũng xuất hiện đoạn clip gần 5 phút, ghi lại cảnh nhảy múa “bản sao” của một MV (video ca nhạc) đang bị dư luận chỉ trích liên tục trong thời gian qua vì tính chất dung tục.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, vụ việc trên xảy ra tại Trường THCS Nguyễn Huệ, quận 4, TP.HCM vào ngày khai giảng năm học mới 5.9.
Bà Lương Thị Bích Hà, hiệu trưởng nhà trường, cho biết sau lễ khai giảng, học sinh của trường tiếp tục tham gia buổi lễ khác cũng diễn ra trong trường.
Tại đây, một nhóm học sinh của trường có biểu diễn một điệu nhảy giống như vũ điệu trong MV phản cảm nói trên. Một nữ sinh lớp 7 đã ghi lại clip và sau đó đưa lên mạng xã hội.
Theo bà Hà, biên đạo cho vũ điệu này là một học sinh lớp 9 của trường và cũng là nam chính duy nhất trong đoạn clip.
“Tiết mục biểu diễn này không nằm trong phần kịch bản văn nghệ của trường. Tại buổi lễ “Hưởng ứng chủ đề hoạt động đội” diễn ra được một lúc thì nam sinh này xin cô bí thư đoàn trường lên biểu diễn”, bà Hà cho biết.
Khi cô bí thư hỏi nội dung thì nam sinh này cho biết: nội dung bình thường, hay và vui nhộn. Khi đội nhóm này biểu diễn thì cô bí thư đoàn có việc vào văn phòng, sau đó trở ra thì thấy cảnh nhảy múa.
“Bí thư đoàn trường không hề biết đó là bản sao của một clip đang bị chỉ trích trên mạng. Nhưng dựa vào các động tác không hay đó, bí thư đoàn trường đã cho những học sinh khác lên nhảy cắt ngang và cho ngưng tiếc mục”, bà Hà nói.
Nói về cảm giác xung quanh phần biểu diễn của học sinh, bà Hà tâm sự: “Đêm qua tôi không ngủ được và tôi rất buồn. Sáng nay tôi đã cho họp giáo viên, bí thư đoàn trường, chi bộ. Sau đó mời học sinh tham gia biểu diễn vào làm việc. Nam sinh này đã khóc và xin lỗi bí thư đoàn, xin nhà trường đừng kỷ luật cô. Bí thư đoàn trường cũng nhận lỗi”.
Theo bà Hà, để xảy ra vụ việc là lỗi của nhà trường. “Và lỗi chính là người lớn, bản thân tôi cũng là người có lỗi. Về hướng giải quyết, chúng tôi đã rút kinh nghiệm với học sinh và cả bí thư đoàn trường. Đồng thời, sắp tới, nhà trường sẽ sinh hoạt chuyên đề “văn hóa biểu diễn”, để học sinh trường biết chọn tiết mục biểu diễn phù hợp trong các buổi lễ”.
Thúy Liễu

Bức ảnh gây xôn xao trên mạng trong dịp khai giảng năm học mới 2014-2015

Click vao xem : 
 - Tuổi Trẻ 6 tháng trước

Hình ảnh múa cột bị tung lên mạng.
Click vao xem :  
 - Nguoiduatin.vn 6 tháng trước

Cô Huệ, hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Xuân: Trường học giờ chủ yếu nhìn vào các khoản thu từ phụ huynh
Click vao xem:
 - VietnamNet 6 tháng trước


Vùng tệp đính kèm
Xem trước video trên YouTube Nữ Sinh Trà Vinh đánh nhau như phim chưởng ngoài đường